Mục lục
- 1. Ý nghĩa Tứ Hành Xung là gì?
+ 2. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Phong Thủy và Tử Vi
* a. Tứ Hành Xung khắc trong phong thủy hướng nhà trạch vận
* b. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Tử Vi Đẩu Số
* c. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Tứ Trụ
* d. Vận dụng Tứ Hành Xung trong hôn nhân, làm ăn kinh doanh
Tứ Hành Xung
Trong khoa học dự đoán ngươi ta thường nhắc nhiều đến tứ hành xung. Thực chất tứ hành xung là gì và bản chất cùng với những ứng dụng của nó ra sao? Việc tìm hiểu về nó có ý nghĩa, giá trị quan trọng đối với các môn khoa học dự đoán thì mời quý bạn đọc cùng Tử Vi Khoa Học luận giải chi tiết về ý nghĩa Tứ Hành xung tại đây.
1. Ý nghĩa Tứ Hành Xung là gì?
Người xưa thiết lập ra hệ thống 12 địa chi theo chu kỳ vận hành của Mộc tinh, kết hợp với âm dương, ngũ hành nên hình thành nên khái niệm tứ hành xung.
Mười hai địa chi đó bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mười hai địa chi này có mang các thuộc tính âm dương, ngũ hành khác nhau tạo nên Tứ Hành xung khắc như thế nào?
- Tý (Dương Thủy)
- Sửu (Âm Thổ)
- Dần (Dương Mộc)
- Mão (Âm Mộc)
- Thìn (Dương Thổ)
- Tị (Âm Hỏa)
- Ngọ (Dương Hỏa)
- Mùi (Âm Thổ)
- Thân (Dương Kim)
- Dậu (Âm Kim)
- Tuất (Dương Thổ)
- Hợi (Âm Thủy)
Tứ hành xung là bốn hành xung khắc nhau, biểu hiện qua các địa chi mang các thuộc tính âm dương ngũ hành có tính chất đối khắc. Thực ra, là có 6 quan hệ xung khắc nhưng bốn địa chi Thổ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi) có cùng ngũ hành nên còn lại có bốn hành luôn ở thế xung đột, ức chế lẫn nhau trong quá trình vận hành. Sáu cặp xung đột về địa chi trong Tứ Hành Xung gồm có:
-
Tý - Ngọ xung nhau (Dương Thủy gặp Dương Hỏa)
-
Sửu – Mùi xung nhau (cùng thuộc Âm Thổ)
-
Dần – Thân xung nhau (Dương Mộc gặp Dương Kim)
-
Mão - Dậu xung nhau (Âm Mộc gặp Âm Kim)
-
Thìn - Tuất xung nhau (Cùng thuộc Dương Thổ)
-
Tị - Hợi xung nhau (Âm Hỏa gặp Âm Thủy)
Như vậy, các địa chi mang các hành Thủy – Hỏa, Kim – Mộc xung khắc nhau nên gọi là tứ hành xung. Các cặp xung nhau như Sửu – Mùi, Thìn – Tuất có cùng ngũ hành là Thổ. Đánh giá các địa chi xung nhau, hay là các cung xung nhau có cùng thuộc tính âm dương nhưng khắc nhau về ngũ hành (trừ hai cặp xung nhau thuộc hành Thổ).
Theo quan niệm dân gian, những người có năm sinh ở vào tứ hành xung thường không hòa hợp trong cuộc sống và công việc. Dễ xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí oán ghét, cừu địch. Tuy nhiên, đánh giá này mang tính phiến diện chưa bao quát, đầy đủ, chi tiết và chính xác, hơn nữa nó cũng chưa đủ tính thuyết phục. Việc hòa hợp hay mâu thuẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác biệt về nhân mệnh, tôi sẽ đề cập sâu trong phần Tử vi đẩu số. Trong khoa học dự đoán, tứ hành xung có nghĩa là gì và những ứng dụng rất quan trọng mà chúng ta cần phải xét tới
2. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Phong Thủy và Tử Vi
Tứ Hành Xung áp dụng trong Phong thủy qua phương vị cát hung trạch vận và Tử vi đẩu số. Cụ thể như sau:
a. Tứ Hành Xung khắc trong phong thủy hướng nhà trạch vận
Hai mươi tư sơn hướng trong Phong thủy có sử dụng 12 địa chi, tứ duy, tám thiên can để xác định tọa hướng của một căn nhà
Một căn nhà có phương tọa và phương hướng. Nên tọa hướng của căn nhà thuộc các cặp xung đối trong không gian trên một hệ trục tọa độ:
-
Tọa Tý hướng Ngọ
-
Tọa Sửu hướng Mùi
-
Tọa Dần hướng Thân
-
Tọa Mão hướng Dậu
-
Tọa Thìn hướng Tuất
-
Tọa Tị hướng Hợi
-
Và các trường hợp ngược lại
-
Tọa Ngọ hướng Tý
-
Tọa Mùi hướng Sửu
-
Tọa Thân hướng Dần
-
Tọa Dậu hướng Ngọ
-
Tọa Hợi hướng Tị
Đi sâu hơn nữa, cách cục phản ngâm trong Phong thủy cũng chính là một hình thái của tứ hành xung, nó được biến hóa, thay đổi ít nhiều mà thôi
b. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Tử Vi Đẩu Số
Hệ thống các địa chi xung nhau được thiết lập nên các cung trong lá số Tử vi. Trong quá trình luận đoán cần phải xem xét kỹ các sao ở thế xung chiếu vì ảnh hưởng của nó khá mạnh trong quá trình vận động tạo nên hung cát. Một số trường hợp các sao ở những cung xung chiếu còn mạnh mẽ hơn cả khi nó ở thế tọa thủ. Ví dụ như Hóa kỵ, hay bộ Thái âm, Thái dương. Như trường hợp lá số của học giả Trần Trọng Kim. Cụ sinh ngày 18. 5. Năm Quý Mùi âm lịch giờ Tuất. Mệnh vô chính diệu lập tại Mùi có Thái dương, Thái âm xung chiếu, nhờ ánh sáng của bộ sao này nên cụ thông minh, học rộng, lại siêng năng đêm ngày nghiên cứu, tìm tòi tri thức đông tây kim cổ. Không kể đến việc cụ từng là Thủ tướng thì những đóng góp, cống hiến của cụ dành cho văn hóa nước nhà không hề nhỏ bé
Trong quá trình đoán Tử vi, nhất là khi khán hạn, những sao ở các cung xung chiếu là các sát tinh, hung tinh, luôn cần phải cẩn thận vì uy lực tác họa của nó mạnh mẽ vô cùng
c. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong Tứ Trụ
Việc vận dụng hệ thống các địa chi xung nhau và ngũ hành sinh khắc trong dự đoán bằng môn Tứ trụ.
Tứ trụ được xây dựng trên nền tảng âm dương, ngũ hành, thiên can, địa chi nên tứ hành xung được vận dụng thường xuyên. Trong việc khán hạn, người ta rất lưu tâm đến trường hợp nhật nguyên xung Thái tuế, hay Thái tuế xung nhật nguyên, hay tình trạng khắc về thiên can, xung về địa chi... Những năm ấy thường xảy ra biến cố lớn lao.
Khi lấy trụ năm để đoán tổ nghiệp và cha mẹ, trụ tháng đoán anh chị em, trụ ngày đoán bản thân và người hôn phối, chi giờ đoán con cái hậu duệ thì mỗi năm có địa chi xung với địa chi các trụ cần chú ý đến những đối tượng có liên quan. Đề phòng những chuyện rủi ro không may đối với họ…
d. Vận dụng Tứ Hành Xung trong hôn nhân, làm ăn kinh doanh
Người ta sử dụng tứ hành xung vào việc lựa chọn người hợp tác trong làm ăn kinh doanh, cộng tác trong công việc và lựa chọn tuổi hợp hôn phối.
Những trường hợp gặp xem tuổi Tứ Hành Xung theo năm sinh thì luôn hạn chế, tránh để xảy ra tình trạng thua lỗ, thất bại, cãi vã, mâu thuẫn. Đặc biệt đối với vấn đề lựa chọn tuổi kết hôn, các bậc cha chú của đôi trai gái hai bên luôn chú trọng vào điều này. Ví dụ: Nam mệnh sinh năm 1987 Đinh Mão gặp nữ mệnh sinh năm 1993 Quý Dậu. Vì Mão và Dậu xung nhau. Can Đinh năm sinh thuộc hành Hỏa gặp can Quý năm sinh thuộc hành Thủy, tình trạng này gọi là thiên khắc, địa xung, nhiều người lo rằng sẽ xảy ra mâu thuẫn lớn trong gia đạo, đổ vỡ, ly hôn, làm ăn khó phát triển...Tuy nhiên, đây cũng là đánh giá chưa đúng mực về vấn đề tuổi hợp trong công việc và hôn phối, cần có cái nhìn sâu sắc, mang tính hiệu quả cao hơn.
e. Ứng dụng Tứ Hành Xung trong các môn dự đoán khác
Tứ hành xung khắc được áp dụng phổ biến trong các môn dự đoán khác như Kỳ môn độn giáp, Lục nhâm, Mai hoa dịch số...
Phần trên, tôi thống kê những vận dụng cụ thể, tiêu biểu điển hình nhất.
Sau cùng nếu quý bạn đọc thắc mắc về Tứ Hành Xung là gì thì hãy gửi thắc thắc của mình tới địa chỉ email của chúng tôi tại tuvikhoahoc.vn. Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho quý bạn về Tứ Hành Xung khắc thật chi tiết.
-
Nam nữ tuổi Đinh Dậu khắc với tuổi nào?
-
Tử vi dưới mắt khoa học
-
Nam nữ tuổi Mậu Ngọ khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Kỷ Dậu khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Bính Ngọ khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Kỷ Tỵ khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Giáp Tý khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Canh Ngọ khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Tân Sửu khắc với tuổi nào?
-
Tử vi Hàm số
-
Nam nữ tuổi Canh Thân khắc với tuổi nào?
-
Phong Thủy Âm Trạch
-
Ý nghĩa Tuyệt Mệnh trong Phong Thủy và Hôn Nhân
-
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
-
Nam nữ tuổi Giáp Tuất khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Nhâm Tuất khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Đinh Mùi khắc với tuổi nào?
-
Nam nữ tuổi Quý Hợi khắc với tuổi nào?
-
Thái Ất Thần Kinh
-
Sinh con vào tháng 7 âm lịch có sao không?
Lưu ý: Để hỗ trợ cho việc bình giải, giải đáp các câu hỏi, chúng tôi cần thông tin ngày tháng năm sinh và cách thức liên hệ để hồi đáp lại. Các thông tin này sẽ được ẩn trên website. Xin vui lòng điền thông tin đầy đủ tại đây