Ngày Bạch Hổ
Trong phép chọn ngày thì những ngày Hoàng đạo luôn được ưu tiên cho tất cả mọi công việc. Ngày Hắc đạo là những ngày trường khí rất xấu, dễ gặp vận suy bĩ, vì thế nên mọi người đều tìm mọi cách tránh xa, kiêng kỵ khi tiến hành bắt tay vào thực hiện những công việc đại sự. Trong số những ngày Hắc đạo thì ngày Bạch hổ hắc đạo là một ngày rất xấu, nhiều người kiêng kỵ cho tất cả các công việc, đặc biệt là việc an táng. Theo sách Ngọc hạp thông thư, thì ngày Bạch hổ hắc đạo là gì thì ngày Bạch Hổ hay còn gọi là ngày có thần sát Bạch hổ kỵ việc an táng.
Nếu quý bạn quan tâm tới việc chọn ngày hoàng đạo để lấy ngày làm chuyện đại sự thì mời xem tại:
1. Cách xác định ngày Bạch Hổ là gì?
Ngày Bạch hổ được xác định như thế nào? Theo các tài liệu xác định ngày Bạch hổ hắc đạo và cuốn Ngọc hạp thông thư thì ngày bạch hổ hắc đạo hay ngày có thần sát Bạch hổ được xác định dựa vào tháng âm lịch và chi ngày. Cụ thể các ngày Bạch Hổ hắc đạo mà tuvikhoahoc.vn nghiên cứu gồm các ngày như sau:
-
Tháng Giêng: Ngày Ngọ
-
Tháng 2: Ngày Thân
-
Tháng 3: Ngày Tuất
-
Tháng 4: Ngày Tý
-
Tháng 5: Ngày Dần
-
Tháng 6: Ngày Thìn
-
Tháng 7: Ngày Ngọ
-
Tháng 8: Ngày Thân
-
Tháng 9: Ngày Tuất
-
Tháng 10: Ngày Tý
-
Tháng 11: Ngày Dần
-
Tháng 12: Ngày Thìn
2. Ý nghĩa ngày Bạch Hổ Hắc Đạo chi tiết:
Bạch hổ là gì? Bạch hổ là tên của mộ loài động vật hoang dã, mãnh thú có bộ lông màu trắng, người ta gọi là con hổ trắng. Loài hổ trắng vốn rất hung dữ và quý hiếm (giống như ngựa bạch) nên vì thế nó được tôn là chúa của loài hổ và muôn loài. Trong học thuật người ta lấy tượng của loài động vật này để đặt tên trong tứ tượng gồm có Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ. Tứ tượng này ứng với các phương vị Đông, Tây, Nam, Bắc và Bạch hổ chủ quản phương vị chính Tây, mang hành Kim. Có bản chất hình khắc, sát phạt lạnh lùng, giết chóc, tai họa, chiến tranh, binh biến, ôn dịch. Trong tín ngưỡng dân gian thần Bạch hổ chủ quản sơn lâm, chúa tể phương Tây coi xét những công việc liên quan đến quân sự, biên ải, đồn lũy, quân đội, vũ khí...
Đã có bài viết phân tích Tứ Tượng: Bạch Hổ, Chu Tước, Thanh Long, Huyền Vũ, mời xem tại:
Ý nghĩa của Tứ Tượng trong phong thủy là gì
Trong Phong thủy học thì Bạch hổ là vị trí bên phía tay phải cùng với bên trái là Thanh long, phía trước là Chu tước, phía sau là Huyền vũ. Bạch hổ còn là biểu tượng của những tảng đá lớn màu trắng, thế núi non hiểm trở, đường sá. Địa lý có cách “Bạch hổ hàm thi” nghĩa là an táng người ở thế núi hiểm trở giống như con hổ trắng ngậm xác chết nên con cháu gặp nhiều hung họa. Đường xung thẳng cửa chính người ta gọi đó là “thương sát” hay thế “bạch hổ khai khẩu”
Trong Tử vi đẩu số, sao Bạch hổ là sao thuộc hành Kim vốn là một hung tinh nên khi sao này tọa thủ mệnh người đó thường có đặc điểm là tự tin, quyết đoán, mạo hiểm, ưa hành động, tính cách cứng rắn, hình khắc người thân. Khi nhập hạn có sao này thường phát lên nhanh chóng nhưng vất vả vì sao này chủ về hành động (nếu sự hội hợp là cát lợi), nếu sự hội hợp chứa nhiều tai họa nguy hiểm ví dụ như thú dữ tấn công (chó cắn), bị thương tích bởi vật dụng kim loại, bệnh về xương khớp hoặc té xe đau đớn...
Như vậy, việc phân tích Bạch hổ ở các góc độ trong môn Tử vi Đẩu số, Phong thủy ta thấy rõ hơn về khái niệm hay những tính chất chung, có liên quan, tương đồng về sao này. Ngày Bạch hổ Hắc đạo hay ngày có thần sát Bạch hổ vốn là một ngày hung, vì tính chất sát khí của hành Kim rất mạnh, gây nên nhiều thương tổn và bất lợi. Theo những quan sát và tính toán của các chiêm tinh gia thời cổ đại thì Mặt trời xuất hiện tại những ngày Hoàng đạo thì tạo nên những may mắn, cát lợi và những ngày đó là ngày tốt. Còn những Hắc đạo là những ngày hung. Quan niêm người xưa cho rằng, khi Mặt trời khởi đầu ngày mới bằng một chuyến du hành ban cho vạn vật ánh sáng và nhiệt độ thì thường đi cùng với một vị thần hộ vệ, những thiên thần, cát thần sẽ ban phước lành, may mắn cho mọi người (đó là những ngày Hoàng đạo). Khi Mặt trời đi cùng với các vị thần hộ vệ là hung thần, sát thần thì nhiệm vụ của các thần này là gieo rắc tai họa cho những người phúc đức kém, bất lương, vô đạo, làm nhiều điều ác, và họ ra tay trấn áp những việc bất công, phi lý. Bạch hổ là một trong sáu vị hung thần hộ vệ của Thái dương
Bởi thế cho nên khi tiến hành những công việc đại sự người ta luôn lựa chọn ngày Hoàng đạo và kiêng kỵ những ngày Hắc đạo. Ngày Bạch hổ Hắc đạo đương nhiên là một trong những ngày xấu, kiêng kỵ với mọi việc. Tuy nhiên, tại sao tài liệu Ngọc hạp thông thư lại viết ngày này rất kỵ đối với việc an táng?
Xét về bản chất việc an táng là công việc thể hiện đạo hiếu, nghĩa tận, việc làm cuối cùng đối với người quá cố. Để cho vong linh người quá cố ra đi nhẹ nhàng, sớm siêu thoát, ngao du chốn bồng lai tiên cảnh hay nhập thế giới Niết bàn của nhà Phật nên người ta sẽ rất cẩn thận, chu đáo, trang nghiêm, thương xót đối với công việc này. Hơn nữa, người ta có câu: “Nhập thổ vi an” nghĩa là trở về đất bình an, yên ổn, tĩnh lặng, Khi con người trở về với cát bụi, được đất mẹ (quẻ Khôn) đón nhận trở về với nơi đã sinh ra thì họ cần sự yên tĩnh. Với bản chất của công việc an táng như vậy mà Bạch hổ là một thần sát có tính biến động mạnh, hơn nữa, nó tạo là nguồn năng lượng Kim rất mạnh khiến cho cả người đi và kẻ ở đều cảm thấy sự lạnh lùng, tiêu điều, nhấn mạnh, xoáy sâu và nỗi đau tang thương, mất mát. Tính chất biến động của thần sát này khiến vong linh người quá cố không được yên, khó siêu thoát đến miền cực lạc. Chính vì lẽ đó, khi họ không siêu thoát được, lưu luyến chốn nhân gian, nội tâm còn nhiều sân hận thì cuộc sống của con cháu họ sẽ không được yên ổn. Vì người âm và dương thế tuy là cách biệt nhưng với quan hệ họ hàng huyết thống, thân thuộc thì luôn có một sợi dây vô hình liên kết với nhau, các nhà khoa học nghiên cứu ra đó là luồng sóng những xung điện thần kinh tác động tới cơ quan giao cảm. Chính vì điều đó nên những người thân thuộc trong gia đình luôn không yên tâm từ sâu trong tiềm thức, thiếu tự tin, hành động trong cuộc sống gặp nhiều sai sót, trở ngại...
Ngày giờ tốt an táng cho người đã mất, chọn giờ tốt hạ huyệt tránh phạm giờ trùng, mời xem tại:
Chọn ngày chôn cất mai táng cho người đã khuất
Chung quy lại, với bản chất là ngày Hắc đạo, ngày Bạch hổ luôn mang tới những điều không thuận lợi, bất hạnh cho những người sử dụng ngày này vào những việc quan trọng. Đặc biệt, nếu an táng vào ngày này thường gặp nhiều rủi ro về sau. Những thông tin trên đã giải đáp chi tiết cho quý bạn về ngày bạch hổ là gì, ý nghĩa ngày Bạch Hổ Hắc Đạo là gì trong phong thủy, tử vi đẩu số. Nếu quý bạn có thắc mắc về ngày này thì mời quý bạn đọc gửi thông tin về hòm thư điện tử [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho quý bạn trong thời gian sớm nhất.
-
Tiết Tiểu Hàn
-
Tiết Đại Thử
-
Ngày Trực Kiến
-
Ngày Kim Thần Thất Sát
-
Ngày Trực Trừ
-
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
-
Tiết Đại Tuyết
-
Giờ Tý là mấy giờ? Cách xem giờ tý là giờ nào trong ngày CHÍNH XÁC
-
Ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo
-
Ngày Trực Nguy
-
Ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo
-
Tiết Đông Chí
-
Những điều cấm kỵ và nên làm trong tháng Cô Hồn
-
Ngày Thiên Lao Hắc Đạo
-
Ngày Chu Tước
-
Tiết xuân phân
-
Tiết Lập Thu
-
Thập Nhị Kiến Trừ
-
Ngọc Hạp Thông Thư
-
Tiết Lập Đông
Lưu ý: Để hỗ trợ cho việc bình giải, giải đáp các câu hỏi, chúng tôi cần thông tin ngày tháng năm sinh và cách thức liên hệ để hồi đáp lại. Các thông tin này sẽ được ẩn trên website. Xin vui lòng điền thông tin đầy đủ tại đây