Ngày Con Nước
“Gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thì sư đi, sư đi thì tượng lo, tượng lo là lọ tương” (Trích truyện Trạng Quỳnh). Xưa nay một sự việc, hiện tượng xảy ra luôn luôn liên quan đến những sự việc khác. Trái đất của chúng ta của chúng ta không đứng yên mà vận động không ngừng, không chỉ có vậy mà các hành tinh thiên thể trong hệ mặt trời cũng có sự tương tác qua lại với nhau. Hiện tượng thủy triều ở vùng biển được các nhà khoa học nghiên cứu là do tác động của lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất - ngày nguyệt kỵ hoặc ngày con nước cũng do hiện tượng địa lý này sinh ra. Vậy mà dân gian ta thường gọi ngày Con Nước có tên khác là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy ngày Nguyệt Kỵ là gì, các ngày Nguyệt Kỵ (con nước) năm 2018 gồm những ngày nào thì mời quý bạn đọc xem chi tiết tại tuvikhoahoc.vn tại đây.
1. Ngày Con Nước là ngày gì?
Khi ta bàn về ngày con nước ngày nguyệt kỵ là gì thì trong dân gian ta có câu:
“Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”
Câu ca dao trên chính là nói về ngày Nguyệt kỵ, hay còn gọi là ngày con nước, vậy thì bản chất của ngày Con Nước là gì, nằm ở đâu? Đã nói là ngày kỵ chắc hẳn phải có nguyên nhân của nó. Thực tiễn trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, tục ngữ ca dao nước ta là một kho tàng kinh nghiệm sống rất phong phú. Những kinh nghiệm này được đúc rút, lưu truyền cho hậu thế.
Thực tế, khi xét về nguyên lý khoa học Trái đất của chúng ta nằm trong Thái dương hệ, chịu quy luật tác động của các hành tinh, thiên thể khác ở phạm vi và cường độ nhất định. Những lực tác động này chủ yếu là lực từ trường, lực hấp dẫn, và nhiều các lực khác sinh ra trong quá trình chuyển động. Vì thế nên các hiện tượng vật lý, địa lý xảy ra mà chúng ta quan sát được là hệ quả của các lực tương tác đó, các lực này vô hình, mắt thường không thể quan sát được, thậm chí một số máy móc hiện đại của khoa học cũng chưa thể tính toán đo đạc chính xác được nó, mỗi khi có một phát hiện mới, người ta lấy tên của nhà khoa học đó đặt tên cho định luật ông khám phá ra. Trái đất và Mặt trăng có lực tác động với nhau, từ đó sinh ra hiện tượng thủy triều. Người ta nhận thấy rằng, cứ khi trời tối, trăng mọc thì thủy triều trào dâng (Tên ngày Con Nước chắc do vậy). Nguyên nhân là Mặt trăng tác động đến Trái đất một lực hấp dẫn khá mạnh nên hiện tượng đó xảy ra. Trong lịch âm (lịch phương Đông, được sáng tạo thông qua quan sát Mặt trăng, âm nghĩa là Thái âm, là Mặt trăng) người ta nói về ngày sóc và ngày vọng.
-
Ngày sóc là ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng khi mà Mặt trăng bị che khuất mà từ Trái đất chúng ta không thể nhìn thấy được. Thực tế Mặt trăng là một hành tinh lạnh, ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy là ánh sáng Mặt trời chiếu vào nó, tạo nên hiện tượng phát quang. Ngày 1 đầu tháng là thời điểm Mặt trăng không đón nhận được ánh sáng của mặt trời bởi một hành tinh khác che khuất đường thẳng chiếu sáng đó
-
Ngày vọng là ngày 15 âm lịch giữa tháng, khi Mặt trăng được ánh mặt trời chiếu sáng hoàn toàn, không bị che khuất phần nào nên hình ảnh của nó tròn trịa, ánh sáng của nó bao tỏa khắp không gian.
Như vậy, trong một ngày dưới tác động của Mặt trăng, thủy triều lên xuống, dâng rút theo chu kỳ mang tính quy luật. Trong một tháng Mặt trăng có độ sáng, tối khác nhau vào ban đêm.
2. Lịch ngày Con Nước năm 2024 gồm những ngày nào?
Theo cách tính ngày Con Nước thì ngày 5, 14, 23 âm lịch hằng tháng năm 2024 nhiều người kiêng kỵ vì hai nguyên nhân như sau:
Thứ nhất: Trong Phong thủy Huyền không do Tử bạch phi tinh chi phối gồm các sao: Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Thất xích, Lục bạch, Cửu tử. Từ 9 – 1 gộp chung lại là Tử bạch (tử = sắc tím, bạch =sắc trắng). Trong 9 sao này sao Ngũ hoàng là sát tinh mạnh nhất, thường gây tai họa nặng nề, có biểu tượng là số 5, các ngày trên có đặc điểm là tổng các chữ số bằng 5, biểu tượng của hung thần, sát khí (5, 1+4 = 5, 2 + 3= 5). Tuy nhiên cách lý giải này chưa mấy thuyết phục, vì môn Huyền không gồm Huyền không phi tinh, Huyền không đại quái có phương pháp, quy tắc tính thời gian, nguyên vận, niên vận, nguyệt vận, nhật vận riêng, mỗi một nguyên vận, niên vận, nguyệt vận, nhật vận đều có một trong cửu diệu trên phi nhập trung cung và dự đoán. Vì vậy, ba ngày trên không tốt nếu xét theo lý thuyết biểu tượng của sao Ngũ hoàng thì xem ra chưa được thỏa đáng và thuyết phục.
Xem lịch ngày con nước vào thứ mấy, ngày nào trong mỗi tháng thì mời bạn chuyển hướng tại:
Tra cứu lịch âm dương năm 2024
Thứ hai: Căn cứ vào những điều được các nhà khoa học địa lý, vật lý hiện đại phân tích thì sở dĩ kiêng kỵ những ngày trên vì chu kỳ vận động của Mặt trăng và lực tác động của hành tinh này đối với Trái đất. Ngày 1 là ngày Sóc rồi tới ngày 5 Mặt trăng bắt đầu dần dần hiện ra ngày một rõ hơn trên bầu trời đêm, ngày 15 là ngày Vọng thì ngày 14 được đánh dấu một mốc quan trọng trong chu kỳ, báo hiệu sự viên mãn, tràn đầy của ánh sáng Thỏ ngọc dưới bầu trời đêm, cũng trong quãng thời gian này lực tác động của Mặt trăng đối với Trái đất là mạnh nhất (nếu các bạn đam mê khám phá có thể đọc thêm về các tài liệu về thiên văn học). Trong quy luật của tạo hóa, đầy rồi sẽ vơi, tròng rồi sẽ khuyết, thái rồi sẽ bĩ, và đến thời điểm ngày 23 âm lịch đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng nữa đó là Mặt trăng khuất dần, mất hoàn toàn ánh sáng, chuẩn bị cho một chu kỳ mới.
Do lực tương tác và ảnh hưởng lớn tới thủy triều nên người ta còn gọi ngày Nguyệt kỵ là ngày con nước. Tại những vùng biển sự thay đổi này tạo nên sự biến động về con nước chủ yếu hai dạng là nước lớn và nước ròng. Ba ngày kể trên đó chính là ngày Con Nước đánh dấu ba mốc quan trong trong một chu kỳ vận động, thứ nhất phát triển, thứ hai cực thịnh, thứ ba suy thoái để chuẩn bị một vòng tuần hoàn mới. Tại những thời điểm này thường có những sự thay đổi về trường khí, thời tiết, năng lượng, độ ẩm, độ mặn và hơi nước. Do sự thay đổi như vậy thủy triều không ổn định nên việc gia khơi đánh cá, giao thương trên biển gặp nhiều trở ngại, bất trắc. Lượng muối trong đất, trong nước, và độ ẩm trong không khí biến động nên một số người mắc các bệnh mãn tính, lâu năm như thận suy, khớp xương thường phát những cơn đau nhức khó chịu, các hoạt động nông nghiệp bị ảnh hưởng vì quá trình xâm thực của nước mặn, độ Ph trong đất, trong nước tăng lên. Hơn thế nữa, độ ẩm không khí, cùng với trường khí, năng lượng thay đổi (sự thay đổi này rất tinh vi, khó nhận biết) khiến cơ thể không kịp thích nghi, trẻ nhỏ, người già, người có thể chất yếu có thể mệt mỏi, đau yếu lặt vặt. Tâm lý con người trong hoàn cảnh đó biến đổi phức tạp, khó kiềm chế cảm xúc, xử lý tình huống thiếu chuẩn xác, vì nhịp sinh học và cơ chế phản xạ nếp quen không còn phù hợp nữa. Nhiều người hớ hênh, bất cẩn, hậu đậu rơi vãi đồ đạc, đánh đổ, làm hư, tai nạn lao động hoặc rất nhanh nổi cáu, giận dữ, mất bình tĩnh và như vậy những ngày Con Nước tuyệt đối không phải là những ngày lý tưởng để bắt đầu tiến hành đại sự, những công việc mang tính chất quan trọng. Trong cuốn tiểu thuyết Người không mang họ của tác giả Xuân Đức có viết như sau: “Gió Lào thổi rất mạnh, cái nóng thiêu đốt khô héo hết người. Trong ngày Con Nước (Ngày Nguyệt Kỵ) Những người khôn ngoan thường ở trong nhà và tránh gây sự với ai để tạo ra mâu thuẫn và xung đột. Thế nhưng Hậu lác và đám đệ tử của Hận đời không phải là những người như vậy. Sỏi liên tục nhận được những tin báo của bọn đàn em về chuyện bị tranh chấp địa bàn. Hắn chỉ trầm ngâm, không nói gì, nhưng trong đầu nung nấu kế hoạch làm cỏ cả bang đảng của Hậu lác...”. Đọc đoạn tiểu thuyết trên ta thấy, môi trường và thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý của mỗi người, từ việc ảnh hưởng tới tâm sinh lý nó sẽ ảnh hưởng tới công việc và cách ứng xử.
Ngày xưa, khi Nguyễn Huệ lãnh đạo quân Tây Sơn chiến đấu với quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút trong mấy trận đầu không thu được kết quả gì, ông nghĩ kế mai phục rồi dụ địch vào trận địa phục kích, nhờ có tài am tường thiên văn địa lý nên ông đoán chính xác quân địch sẽ nhằm ngày con nước lớn, thủy triều dâng cao, gió mạnh thì mới thuận tiện tập kích đánh úp bằng đường sông, vì tính toán chính xác thời điểm nào con nước sẽ thay đổi nên ông không tổ chức mai phục trước, vì quân địch do thám sẽ phát hiện ra mà lộ kế hoạch, khi biết quân địch sắp sửa tấn công ông mới khẩn trương bài trí trận địa mai phục, và như vậy khi hoàn toàn yên tâm vì nguồn tin do thám báo về, quân địch cũng không thể nào ngờ được việc bị phục kích và thảm bại (Đây là một thông tin nó thêm về ngày con nước cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về nó)
Thứ ba: Ngoài nguyên nhân về khoa học địa lý, vật lý thì nguyên nhân về tâm lý cũng là một nguyên nhân đáng kể. Tại sao các nước có nền công nghiệp và khoa học rất tiến tiến và hiện đại nhưng họ thường kiêng ngày 13 thứ Sáu. Với trình độ khoa học của họ thì họ thừa sức lý giải cặn kẽ được nguyên nhân gây tai nạn lao động hay thất bại trong công việc và họ có thể làm những việc để ngăn chặn nó. Thế nhưng giá trị tâm linh, tinh thần trong mỗi con người từ công nhân tới cấp trên, chủ xưởng đều không muốn rủi ro xảy ra, và họ nghỉ làm trong ngày 13 thứ Sáu. Đôi khi giá trị tinh thần còn quan trọng và mạnh mẽ hơn giá trị vật chất rất là nhiều lần. Từ xưa đến nay việc kiêng kỵ làm việc lớn như sinh vào ngày Nguyệt Kỵ, cưới hỏi vào những ngày Con Nước (Nguyệt kỵ) đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, nên khi nhắc đến ngày Nguyệt Kỵ (Con Nước), họ biết ngay là ngày Nguyệt Kỵ là gì, nên tránh, và như vậy nó được đặt thành một câu ca dao, truyền miệng, có vần và rất dễ thuộc, dễ nhớ. Khi mà yếu tố tâm lý của bạn đã cảm thấy nghi ngờ, ái ngại, không yên tâm, thì chắc chắn bạn khó mà có thể làm việc được tốt. Thậm chí, như ở trên đã phân tích với những đặc điểm về môi trường, nguồn khí, năng lượng như vậy thì chắc chắn đi chơi cũng không được thoải mái vui vẻ, cũng có thể bị mất cái này, rơi cái kia, thì sinh con ngày Nguyệt Kỵ hay đi buôn sẽ không thể đạt được hiệu quả tốt. Đặc biệt là thương mại trên biển, nguy cơ tai nạn đường thủy, thiệt hại tài sản, mất trắng vốn liếng là rất cao.
Những thông tin trên đã giải đáp chi tiết cho quý bạn về ý nghĩa ngày Con Nước là gì, ý nghĩa ngày Nguyệt Kỵ như thế nào và các ngày Con Nước trong năm 2024 là những ngày nào. Nếu quý bạn có thắc mắc về ngày này thì mời quý bạn đọc gửi thông tin về hòm thư điện tử [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho quý bạn trong thời gian sớm nhất.
Câu hỏi thường gặp
-
Tiết Tiểu Hàn
-
Tiết Đại Thử
-
Ngày Trực Kiến
-
Ngày Kim Thần Thất Sát
-
Ngày Trực Trừ
-
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
-
Tiết Đại Tuyết
-
Giờ Tý là mấy giờ? Cách xem giờ tý là giờ nào trong ngày CHÍNH XÁC
-
Ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo
-
Ngày Trực Nguy
-
Ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo
-
Tiết Đông Chí
-
Những điều cấm kỵ và nên làm trong tháng Cô Hồn
-
Ngày Thiên Lao Hắc Đạo
-
Ngày Chu Tước
-
Tiết xuân phân
-
Tiết Lập Thu
-
Thập Nhị Kiến Trừ
-
Ngọc Hạp Thông Thư
-
Tiết Lập Đông
Lưu ý: Để hỗ trợ cho việc bình giải, giải đáp các câu hỏi, chúng tôi cần thông tin ngày tháng năm sinh và cách thức liên hệ để hồi đáp lại. Các thông tin này sẽ được ẩn trên website. Xin vui lòng điền thông tin đầy đủ tại đây