Mục lục
- 1. Ý nghĩa ngày Vu Lan Báo Hiếu
+ b. Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu
* Lễ vu lan xuất phát từ câu chuyện về nhân vật nào?
* Lễ vu lan xuất phát từ câu chuyện nào?
- 2. Những thông tin về ngày Lễ Vu Lan nên biết
+ a. Lễ Vu Lan nên ăn gì để tâm hồn thanh tịnh?
+ b. Nhưng lưu ý khi cúng lễ Vu Lan bạn cần chú ý?
+ c. Lễ Vu Lan nên đi chùa nào linh thiêng và nổi tiếng nhất?
Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm 2024
Nói về lễ vu lan báo hiếu, thì cứ đến tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ có những câu hỏi như lễ vu lan là gì? sự tích vu lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện nào? nhân vật nào? lễ vu lan năm 2024 là ngày mấy? lễ vu lan nên ăn gì, làm gì? ,... lại được gửi về website. Vì thế hôm nay, Tuvikhoahoc.vn xin làm một bài chia sẻ cùng quý vị đề tài " Ý nghĩa ngày Vu Lan Báo Hiếu trong văn hóa tâm linh Việt". Xin mời bạn đọc cùng theo dõi.
-
Ý nghĩa ngày Vu Lan Báo Hiếu
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Từ xưa đến nay, hiếu thảo là một truyền thống đạo đức quý báu của tất cả các dân tộc trên thế giới. Một năm có 365 ngày thì có những ngày được dành để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo đối với song thân phụ mẫu. Lễ Vu Lan – là những ngày để báo hiếu với các đấng sinh thành đã có từ rất lâu rồi và ngày nay nhân dân ta vẫn gìn giữ phát huy truyền thống này. Nhắc đến ngày lễ Vu Lan thì chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều có có một cảm giác bồi hồi, xúc động.
-
Lễ Vu Lan là ngày gì?
Lễ Vu Lan là một lễ xuất phát từ Phật giáo, có ảnh hưởng sâu sắc đối với đại đa số nhân dân. Lễ Vu Lan theo từ điển Hán Văn thì từ “Vu” có nghĩa là cầu cúng, thỉnh nguyện, chiêu hồn, pháp thuật, phù thủy, cầu mưa, tế tự... Từ “Lan” có nghĩa là sự chia cắt, cách ngăn, vây hãm, giam cầm... Hiểu một cách đầy đủ thì Vu Lan nghĩa là cầu nguyện, tế tự, dùng pháp thuật để giải thoát sự cách ngăn, giam cầm, chia cắt.
Cùng với đó Lễ Vu Lan báo hiếu (hay còn gọi là lễ Vu Lan Bồn) có nguồn gốc từ chữ Phạn Ullambana. Đây là một ngày lễ lớn của những tăng ni. Hầu hết các chùa trên khắp thế giới đều tổ chức một đại lễ lớn để có thể tạo cơ hội cho những Phật Tử có thể về chùa dâng hương nguyện cầu cho cha mẹ trên trần được mạnh khỏe, an nhiên với con cháu và cha mẹ đã khuất núi giảm tội, thoát khỏi nghiệp khổ địa ngục, sanh về cõi Phật, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Do vậy mà có thể cho rằng lễ Vu Lan chính là ngày Lễ Tết Báo Hiếu Cha Mẹ.
-
Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu
Nói về ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu thì có rất nhiều tái bản và quan điểm về ngày này nhưng tóm lược lại trong 3 ý sau đây:
- Thứ nhất: Lễ Vu Lan Bồn là dịp tưởng nhớ công ơn sinh thành của phụ mẫu, ông bà, tổ tiên và có những hoạt động cụ thể, thiết thực bày tỏ lòng thành đối với những người đã sinh thành, dưỡng dục bản thân. Tư tưởng nhân văn, nhân ái, truyền thống đạo đức tốt đẹp quý báu của con người được khơi dậy phát huy, đây chính là một nét đẹp mà dân tộc nào, quốc gia nào, tôn giáo nào và người nào cũng cần giữ gìn, quán triệt.
- Thứ hai: Trong lễ Vu Lan hay tháng Vu Lan người ta còn gọi là mùa Vu Lan người ta cúng cô hồn, cúng chúng sinh. Ở đây, chính là những vong hồn chết trẻ, hay những vong hồn lang thang, không còn người thân thích, không được cúng bái. Vượt trên lòng hiếu thảo trong gia đình mà tư tưởng nhân đạo, đồng cảm yêu thương lan tỏa ra đối với những người không quen biết, lan tỏa trong cộng đồng, tạo nên tinh thần tương thân, tương ái.
Ngoài ra, Tháng 7 âm lịch ứng với quẻ Bĩ trong kinh Dịch, thời điểm này âm khí rất thịnh, vong hồn xuất hiện nhiều. Cùng với đặc điểm vũ trụ, thời tiết, trường khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều thay đổi. Chính vì điều này, cơ thể không kịp thích ứng đối với môi trường nên dễ xảy ra tình trạng xử lý tình huống không thích đáng nên từ đó dễ bị té cây, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thương tích, đau đớn do chơi thể thao... Và như vậy, việc kiêng cấm một số việc hay cẩn thận trong lao động, sinh hoạt, thể thao là điều rất cần thiết. Tháng cô hồn nhiều người dễ gặp rủi ro là vì lẽ trên. Có hai nguyên nhân về tâm linh và khoa học
- Thứ ba: Lễ Vu Lan có giá trị giáo dục đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người. Bồi dưỡng lòng hiếu thảo, nhân đạo. Từ đó chuyển hóa thành những việc làm thiết thực, cao đẹp đối với ông bà, cha mẹ, công động. Hướng con người tu dưỡng bản thân sống nhân ái, hiền hòa hơn. Địa ngục, đày đọa, cực hình, nhân quả, ác giả ác báo... những điều này dù có thật hay không cũng có tác dụng thức tỉnh lương tâm, tu dưỡng bản thân...
>>>Xem thêm: Những điều cấm kỵ và nên làm trong tháng cô hồn bạn nên biết
-
Lễ Vu Lan 2024 ngày mấy?
Do lịch âm dương khác nhau, nên hàng năm Lễ này được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy lịch âm quy ra lịch dương lại là một ngày khác. Năm nay 2024, Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 năm 2024 âm lịch tức Thứ Sáu ngày 18/8/2024 dương lịch.
Lưu ý: nếu gia đình có ý định tổ chức làm lễ Vu Lan tại nhà cúng ông bà tổ tiên, nên thực hiện vào các giờ sau:
Giờ hoàng đạo trong ngày diễn ra lễ Vu Lan là các giờ sau: Dần (3:00-4:59); Mão (5:00-6:59); Tỵ (9:00-10:59); Thân (15:00-16:59); Tuất (19:00-20:59); Hợi (21:00-22:59).
Giờ hắc đạo trong ngày diễn ra lễ Vu Lan này gồm các giờ sau: Tý (23:00-0:59); Sửu (1:00-2:59); Thìn (7:00-8:59); Ngọ (11:00-12:59); Mùi (13:00-14:59); Dậu (17:00-18:59).
-
Sự tích Vu Lan Báo Hiếu
-
Lễ Vu Lan xuất phát từ câu chuyện về nhân vật nào?
Đúng với ý nghĩa ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu thì lễ này được xuất phát từ vị bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ
Lễ Vu Lan được dân gian truyền miệng từ câu chuyện sau:
Tương truyền, trong số các đệ tử của đức Phật Như Lai có một vị bồ tát tên là Mục Kiền Liên, vị này tu hành giác ngộ, đạt tới cảnh giới cao có phép thuật nghiệm màu. Một lần, ông chợt nhớ tới người mẹ sinh thành, nuôi dưỡng mình hồi nhỏ, nhờ có bà mà ông mới đắc đạo như ngày hôm nay. Ông dùng thần nhãn, tìm thấy mẹ mình ở dưới âm phủ, đang chịu nhiều cực hình, đói khổ, thiết thốn, tiều tụy, xác xơ nên xúc động cảm thương, đau xót vô cùng. Mục Kiền Liên mang cơm xuống âm phủ cho mẹ, lần thì bị những hồn quỷ khác cứu giật mà bà chưa kịp ăn. Đến khi ông giấu cơm vào tay áo, khi đưa cho bà thì bát cơm hóa bát lửa, bốc cháy ngùn ngụt, vì khi ấy, những vong hồn dưới địa phủ đang phải chịu đầy đọa, cực hình vì oan nghiệp từ trước.
Vô cùng đau xót, khổ sở nên Mục Kiền Liên mới bạch lên đức Phật Tổ Như Lai để cứu mẹ. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của ông, Đức Như Lai mới nói: “Ông dù phát thuật thần thông nhưng sức một mình ông thì không thể làm gì được đâu. Phải thỉnh nguyện chư tăng khắp mười phương và ngày rằm tháng bảy này cùng làm lễ thỉnh nguyên để địa phủ được mở cửa và các vong hồn mới được thả ra ngoài.
Sau đó vị Tôn Giả đã liền qua về làm theo lời Phật dạy. Sau đó mẹ ngài cũng được giải thoát. Từ đó, đức phật dạy rằng” Chúng sanh nếu ai muốn báo hiếu với cha mẹ thì hãy theo cách này mà làm” Từ đó lễ Vu Lan Báo Hiếu ra đời.
Theo một thuyết khác mang tính dị bản thì Át Nan Tôn Giả (một đệ tử của Như Lai) vào ngày rằm tháng 7 bị quỷ đói cướp giật cơm chay. Ông bạch đức Thế Tôn Phật Tổ được ngài dậy về điều này, và từ đó ngày rằm tháng 7 được tổ chức lễ Vu Lan, báo hiếu, cúng cô hồn... Thuyết thứ hai này không được thuyết phục bằng thuyết về Mục Kiền Liên ở trên
Như trên đã nói lễ Vu Lan là một nghi thức trong Phật Giáo được tổ chức vào ngày 15. 07 âm lịch (Ngày rằm tháng 7). Một số nơi khác người ta có thể tiến hành trước hay sau ngày này, gọi là mùa Vu Lan Bồn (Vu Lan Báo Hiếu). Nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu là ở các ngôi chùa, trụ sở, trung tâm của Phật Giáo, tư gia của mỗi người.
>>>Xem thêm: Sự tích ngày mở cửa Quỷ Môn Quan - Thả vong hồn về dương gian
2. Những thông tin về ngày Lễ Vu Lan nên biết
a. Lễ Vu Lan nên ăn gì để tâm hồn thanh tịnh?
Vào ngày này, chúng ta nên hướng tâm về phật do vậy mà việc ăn chay chính là điều cần thiết. Các món chay mà mọi người nên ăn trong lễ Vu Lan gồm các món sau: cháo hoa, giò lụa chay, canh cải thảo hấp nấm đông cô, nem chay, xôi dừa.
b. Nhưng lưu ý khi cúng lễ Vu Lan bạn cần chú ý?
Sau đây là các điều bạn nên chú ý khi mua sắm và cúng lễ Vu Lan:
-
Đốt vàng mã (trần sao âm vậy nên đây là tập tục không thể thiếu được trong lễ Vu Lan)
-
Cầu siêu và làm lễ phóng sinh (đây là một cách làm giảm nghiệp cho mẹ cha, vừa tạo phúc đức cho mình)
-
Ăn chay báo hiếu (tích tâm đức để báo hiếu cho mẹ cha)
- Cúng gia tiên: trình tự của việc cúng lễ Vu Lan như sau:
Đầu tiên hãy cũng gia tiên vào ban ngày, sau đó làm lễ chúng sinh cho các vong hồn ngã quỷ lang thang, không nơi nương tựa. Lễ cúng chúng sinh quý vị nên thực hiện vào chiều tối, thời điểm giao giữa ban ngày và ban đêm, thời điểm nhạy cảm mà các âm hồn ngã quỷ được thả về dương gian.
Chú ý: Mâm cúng nên đặt ngoài sân, hướng ra ngoài. Kỵ đặt trong nhà, bậu cửa.
>>>Xem thêm: Rằm tháng 7 âm lịch và cách chuẩn bị lễ cúng rằm đúng cách
c. Lễ Vu Lan nên đi chùa nào linh thiêng và nổi tiếng nhất?
Những ngôi chùa nào bạn nên đi lễ Vu Lan thì tốt và linh thiêng nhất thì sau đây mời bạn ghé thăm một số ngôi chùa tại Việt Nam để cúng lễ Vu Lan Báo Hiếu Mẹ Cha gồm: chùa Diệu Pháp (Tp. HCM); chùa Hoằng Pháp (Tp. HCM); chùa Vĩnh Nghiêm (Tp. HCM); chùa Bửu Long (Tp.HCM), chùa Trấn Quốc (Hà Nội); phủ Tây Hồ (Hà Nội); chùa Quán Sử (Hà Nội); Chùa Phúc Khánh (Hà Nội),...
d. Những câu nói hay về lễ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ
Các câu nói hay trong đại lễ vu Lan cảm động nhất mà bạn nên biết:
-
Cầu cho cha mẹ muôn đời bình an
-
Mẹ yêu của con! Con mong mẹ hãy giữ gìn sức khỏe để sống lâu trăm tuổi với con mẹ nhé! Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ chính là người quan trọng suốt cả cuộc đời của con.
-
Bố mẹ à! Con không hối hận khi con sinh ra trong gia đình mình. Con mong bố mẹ cả đời được an vui, sống lâu trăm tuổi để con báo hiếu với bố mẹ, giữ đạo làm con.
-
Mẹ à! Chỉ khi nào con không ở bên cạnh mẹ, con mới hiểu hết được sự yêu thương mà mẹ dành cho con nó lớn lao biết nhường nào.
Những thông tin trên đã giải đáp cho quý bạn đọc về ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu là gì, sự tích lễ Vu Lan, theo đó qua hàng nghìn năm Lễ Vu Lan Báo Hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tình thần của dân tộc ta, mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và hướng các con dân trở về với cội nguồn, về với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của tổ tiên ta.
THAM KHẢO THÊM:
Câu hỏi thường gặp
-
Tiết Tiểu Hàn
-
Tiết Đại Thử
-
Ngày Trực Kiến
-
Ngày Kim Thần Thất Sát
-
Ngày Trực Trừ
-
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
-
Tiết Đại Tuyết
-
Giờ Tý là mấy giờ? Cách xem giờ tý là giờ nào trong ngày CHÍNH XÁC
-
Ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo
-
Ngày Trực Nguy
-
Ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo
-
Tiết Đông Chí
-
Những điều cấm kỵ và nên làm trong tháng Cô Hồn
-
Ngày Thiên Lao Hắc Đạo
-
Ngày Chu Tước
-
Tiết xuân phân
-
Tiết Lập Thu
-
Thập Nhị Kiến Trừ
-
Ngọc Hạp Thông Thư
-
Tiết Lập Đông
Lưu ý: Để hỗ trợ cho việc bình giải, giải đáp các câu hỏi, chúng tôi cần thông tin ngày tháng năm sinh và cách thức liên hệ để hồi đáp lại. Các thông tin này sẽ được ẩn trên website. Xin vui lòng điền thông tin đầy đủ tại đây